Mỗi vùng đất sẽ có những thói quen, tập quán khác tạo nên những nét văn hóa riêng, những món ăn đặc sản riêng. Nói đến Thanh Hóa người ta sẽ nhớ ngay đến nem chua, nói đến Ninh Bình người ta nhớ đến món cơm cháy,… Còn nói đến vùng núi cao Tây Bắc, người ta sẽ nhớ đến cơm làm (cơm ống tre) – món ăn hàng ngày của người dân đồng bào. Hiện nay, món ăn này được di cư đến rất nhiều nơi, nhiều địa điểm trên mảnh đất hình chữ S này trong đó có thành phố Hồ Chí Minh xa xôi. Vậy cơm ống tre ở TP HCM ở đâu ngon và chuẩn vị nhất? Cùng Cơm Lam Torki tìm hiểu nhé!

Tổng quan chung về cơm ống tre
Đúng như tên gọi của nó, cơm ống tre được làm từ những hạt gạo nếp được nấu trong những ống tre, ống nứa. Khi những búp măng phát triển thành những cây tre, cây nứa non cũng là lúc thích hợp để làm nên thứ cơm này. Thứ cơm lam này dần dần đã trở thành món ăn đặc sắc, không thể thiếu trong cuộc sống của người vùng núi bao đời nay.
Câu chuyện về cơm ống tre, cơm lam cũng đơn giản như chính tên gọi của nó vậy. Theo các già làng kể lại, ngày xưa, người đồng bào dân tộc thiểu số thường sống trong những vùng núi cao, những cánh rừng, nơi rất ít người sinh sống. Ở đó, điều kiện thời tiết, đất đai cũng không được màu mỡ, việc canh tác và thu hoạch của người dân cũng gặp nhiều khó khăn. Cứ xong một vụ mùa canh tác, họ lại phải di cư đến một vùng đến mới bởi màu mỡ của đất bị rửa trôi, lần thứ hai canh tác không đem lại hiệu quả. Bởi vậy, họ chưa bao giờ ở lại một mảnh đất đến vụ mùa thứ hai. Cứ mỗi vụ mùa qua đi, họ lại du cư đến một vùng đất mới, ở một túp lều mới. Cuộc sống “nay đây mai đó”, nay ngọn núi này, mai ngọn núi khác, cuộc sống của họ cũng chật vật, không đủ đầy. Ngay cả những vật dụng thiết yếu như cái xoong, cái nồi hay đôi bát đôi đũa cũng không có.
Cũng bởi vì hoàn cảnh như vậy, cơm ống tre ra đời từ đó. Canh tác và sống trong rừng, trong tay luôn sẵn con dao, xung quanh tre nứa, củi rất nhiều. Đồng bào ta đã nảy ra một ý tưởng rằng sẽ dùng những ống tre, ống nứa đó để nấu cơm. Phạt một cây tre vừa đủ lớn, cắt thành từng ống theo đốt, khoảng 30cm, sau đó cho gạo vào, thêm chút nước và bịt kín đầu còn lại. Đem nướng trên lửa là ta đã có một món cơm lam thơm ngon, cung cấp năng lượng cho đồng bào ta. Từng ống cơm lam dắt ngang lưng đi làm cũng rất tiện.

Cơm lam mùa thu ngon biết mấy
Thu về, tiết trời se lạnh, ta lại thèm cảm giác được rong ruổi trên những cung đường lúa chín, thường thức những ống cơm lam ấm nóng – món quà của người vùng cao làm ấm lòng bao lữ khách. Cơm ống tre ngon bởi chất gạo, hương vị nếp ở vùng núi cao. Nước suối trong vắt, ngọt ngào góp phần tạo nên những ống cơm ngon, dẻo. Để làm nên những ống cơm lam, người ta sử dụng ống tre, ống nứa, ống trúc, mỗi loại ống lại mang đến một hương vị riêng. Cơm lam có thể để được 5-7 ngày kể từ ngày nấu nhưng ngon nhất vẫn là khi nóng. Chấm với muối lạc, muối vừng hay ăn cùng với thit nướng, ăn với gì cũng rất “đưa miệng”.
Cơm lam khác hẳn với những loại cơm chúng ta vẫn thường ăn, khác từ hình thức đến hương vị. Cơm ống tre không được nấu trong nồi niêu, cũng không được đồ trong chõ mà nấu trong ống nứa, ống tre tươi được chặt trong rừng. Khi chuẩn bị nấu, người ta mới đi tìm và lựa những ống tre đủ độ, vẫn còn non, sắp xòe lá, đường kính khoảng 4cm là phù hợp nhất. Sau khi chọn được ống tre, đem chặt thành từng ống, một đầu ống có cả đốt, một đầu cắt bằng để tiện cho gạo à nước vào.
Cơm ống tre lạ miệng, thơm ngon hơn hẳn so với cơm thường, chỉ cần bổ ống tre ra, ta đã có thể cảm nhận mùi thơm hấp dẫn. Bẻ miếng cơm lam, chấm thêm chút muối vừng, múi lạc ta sẽ thấy đậm đà, dẻo thơm cùng hương vị tre nứa qua lửa.
Cơm ống tre – người bạn đường đáng tin cậy
Cách làm đơn giản lại tiện lợi mang đi, cơm lam xưa chỉ dành cho những đồng bào dân tộc, những người thường phải đi rừng, lên nương làm rẫy. Nghỉ ở đâu, cơm lam luôn ở đó, thứ cơm gọn nhẹ, không quá lỉnh kỉnh. Thậm chí nếu muốn nấu ăn chỉ cần bỏ chút gạo vào túi, thêm chút vừng là đã no bụng rồi.
Ngày nay, cơm lam nổi tiếng khắp bốn phương. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy người ta bán rất nhiều tại các khu chợ trên núi, những khu du lịch hay các nhà hàng, khách sạn, nơi du khách có ghé qua. Nhằm mang đến sự hài lòng cũng như để đáp ứng nhu cầu của lữ khách, món ăn lam cũng được biến tấu đi nhiều. Họ có thể thêm một chút nước dừa hay cùi dừa bào nhỏ để trộn chung với gạo nếp, sau đó mới bỏ vào nấu cơm lam. Cơm ống tre sẽ có vị ngọt thanh của núi rừng cùng vị ngậy béo của nước dừa mang lại. Hiện nay, người ta còn trộn gạo với nước màu, hay ngâm gạo với các chất tự nhiên tạo màu như lá dứa, củ dền,… để đa dạng màu sắc cho món cơm lam.
Cách làm cơm ống tre siêu ngon, chuẩn vị Tây Bắc
Hiện nay, cơm lam đã đi khắp ba miền của Tổ quốc, từ Bắc vào Trung. Cơm lam ở TP HCM không còn hiếm gặp, bạn có thể đến một số các cửa hàng nổi tiếng ở đây, cũng có thể tự trải nghiệm làm món ăn thơm ngon này. Cơm lam Torki sẽ hướng dẫn cách làm cơm lam chuẩn vị vô cùng đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà.
Để làm được món ăn này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: gạo nếp ngon, củ gừng, nước dừa, muối, ống tre, lá chuối, than củi hoặc rơm,… Khâu lựa chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng, nó quyết định đến mùi vị, chất lượng của món cơm ống tre. Vì thế hãy lựa chọn gạo nếp mới, không dùng gạo tẻ để nấu bởi nó không có vị dẻo. Gạo nếp cũng phải là gạo nếp nương, loại gạo vừa mới thu hoạch. Hạt gạo phải mẩy, to, đều, có mùi thơm dịu nhẹ, không có dấu hiệu ẩm mốc. Ống tre cũng nên lấy loại trực tiếp ở Tây Bắc, kích thước phụ thuộc vào số lượng tương thích với lượng gạo đã chuẩn bị. Ống tre nên lựa chọn loại bánh tẻ, không già quá, không non quá. Thời gian thích hợp nhất là từ tháng 10 đến tháng 1, khi mà ống tre vẫn còn tươi xanh.
Món cơm ống tre không khó làm như mọi người vẫn nghĩ. Hơn nữa, nó rất hợp cho những buổi đi chơi, dã ngoại hay những hôm gia đình bạn muốn “đổi gió”. Sauk hi đã chuẩn bị nguyên liệu xong, đem gạo đi đãi sạch, sau đó ngâm trong nước sạch khoảng 6 tiếng cho gạo nở mềm. Sau đó, bạn đổ ra rổ, rửa lại với nước sạch và để ráo. Gừng rửa sạch, gạo vỏ và cắt nhỏ, trộn cùng cơm cho tăng hương vị. Chú ý cho ít gừng để tránh cay. Ống tre cắt thành từng khúc, mỗi khúc khoảng 30cm và rửa sạch, để ráo. Tiếp đó là bịt kín một đầu ống tre bằng lá chuối, sau đó cho gạo và nước dừa vào (cho khoảng 2/3 gạo trừ lại một phần để khi chín gạo nở ra là vừa). Sau đó bịt kín đầu còn lại và đem đi nướng.

Nướng cơm sẽ mang đến một vị thơm đặc trưng hơn hấp. Hãy đem đốt rơm hoặc than củi chuẩn bị trước và đem nướng. Khi miệng ống tre có hơi nước bốc lên, ngửi thấy mùi đặc trưng của gạo đã chín cũng là lúc cơm đã chín. Lấy hết ống cơm ra và đợi cho cơm nguội bớt mới bắt đầu tách vỏ ông tre ra. Nhớ hãy để lại phần vỏ trắng ngà mỏng bên trong để khi nào ăn cơm mới bóc. Như vậy sẽ giữ được vị thơm ngon, độ dẻo của cơm.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong món cơm ống tre ở TP HCM rồi đó. Chấm thêm chút muối vừng lạc thì ngon hết sảy.
Hãy bắt tay vào làm món cơm này thôi, chúc các bạn thành công!